Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh xảy ra phổ biến ở
vùng khí hậu nhiệt đới do vi rút Dengue gây ra. Loại vi rút này có 4 chủng huyết
thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng
vi rút và có khả năng tạo ra miễn dịch với chủng đó suốt đời. Điều này không có
nghĩa là người từng bị sốt xuất huyết có khả năng miễn dịch với 3 chủng còn lại.
Vì vậy, một người có thể sẽ bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần.
1.
Nguyên nhân:
Bệnh
sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa mưa từ tháng 7 đến
tháng 11 hàng năm. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, tạo điều
kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và
trẻ em, Thời điểm muỗi hoạt động đốt hút máu người nhiều nhất là vào buổi sáng
sớm hoặc chiều tối.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết:
Sốt
xuất huyết có 2 mức độ bệnh là sốt xuất huyết thể nhẹ và sốt xuất huyết thể nặng.
Tùy vào từng mức độ sẽ có những biểu hiện khác nhau.
2.1.
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ:
Triệu
chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc
phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm:
Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,…
Người
bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 – 7 ngày. Nếu sốt xuất
huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1
tuần kể từ khi sốt.
2.2
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng:
Khi
bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng của thể nhẹ cộng
thêm các triệu chứng dưới đây.
- Xuất hiện các chấm xuất huyết
ngoài da.
- Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.
- Nôi ói ra máu hoặc có máu trong
phân (do xuất huyết nội tạng).
- Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh
ẩm.
- Người mệt mỏi li bì, choáng.
Khi người bệnh không may chuyển biến
sang sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời, nếu trễ có thể dẫn đến
tử vong hoặc di chứng nặng về sau.
3. Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả:
3.1.
Diệt lăng quăng: Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ được trứng.
- Thả
cá lia thia, cá 7 màu vào các dụng cụ chứa nước lớn để ăn lăng quăng.
- Vệ
sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: Xô, chậu, lu, khạp,…
- Thu
gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa lăng quăng như chai, lọ mảnh
chai, lon, vỏ dừa, bình đựng hoa cúng, vỏ xe vứt bỏ,…
3.2.
Phòng muỗi đốt:
- Mặc
quần áo dài tay khi đi ra ngoài;
- Ngủ
trong mùng kể cả ban ngày.
- Phát
quang vườn rậm xung quanh nhà.
- Xua
đuổi muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng
vợt điện muỗi, Sử dụng rèm che cửa tẩm hóa chất diệt muỗi.
-
Phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch và phun diện rộng khi số ca mắc sốt xuất huyết
vượt ngưỡng theo quy định của Bộ Y tế.
- Phòng
lây lan dịch từ người bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng
cách cho người bệnh ngủ trong mùng.
-
Phòng bệnh SXH là trách nhiệm của tất cả mọi người, chứ không của riêng ai.
![]()
![]()