Bài tuyên truyền về tác hại thuốc lá hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2024.
Theo
WHO mỗi năm có hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu có nguyên nhân liên quan
đến việc sử dụng thuốc lá.
Tại Việt Nam, theo ước tính
sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám
chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là
108.000 tỷ đồng một năm.
Nhằm tăng cường hơn nữa sự
quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng, chống tác
hại thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới
không thuốc lá.
Tại Việt Nam, hàng năm được
phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế tổ chức Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá
từ ngày 25 - 31/5.
Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn
thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Tổ chức Y tế Thế
giới nhấn mạnh Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới
trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc
nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe,
đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại
thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao
gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số.
1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nghiêm trọng như thế nào?
Trong thuốc lá có rất nhiều chất gây
hại đối với sức khỏe, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và lâu
dài sẽ gây nên các bệnh mạn tính nguy hiểm như:
1.1. Ung
thư
Tác hại của thuốc lá không
chỉ đối với người hút trực tiếp mà còn cả người hít khói thuốc thụ động. Các
thành phần ở trong khói thuốc sẽ gây tổn hại đến các tế bào phổi. Lâu dần sẽ
hình thành các tổn thương và phát triển thành tế bào ung thư.
1.2.
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch
Bên cạnh ung thư thì những bệnh lý
về tim mạch cũng là một tác hại khôn lường khác do thuốc lá gây nên. Monoxit
Carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc lá sẽ hấp thụ vào máu, gắn
Hemoglobin trong hồng cầu (có tác dụng vận chuyển oxy đến các tổ chức) với CO
mạnh gấp 200 lần so với gắn oxy. Vậy nên dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ
chức, gây thiếu máu tổ chức và góp phần ảnh hưởng rất xấu với sức khỏe tim
mạch. Những yếu tố này sẽ khiến cho cholesterol ở trong máu bám vào thành mạch
và tạo nên các mảng xơ vữa làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này sẽ
khiến bệnh nhân bị co thắt lồng ngực hoặc nhồi máu cơ tim,
nghiêm trọng hơn là đột quỵ.
Ngoài ra, ocid cacbon ở trong khói
thuốc cũng sẽ khiến nồng độ oxy trong máu suy giảm và khiến tim đập nhanh hơn.
Điều này sẽ khiến huyết áp tăng cao và tạo áp lực lên tim khiến tim cơ thắt
hoặc hoạt động nhanh hơn tạo nên các hậu quả khôn lường.
1.3.
Tác hại đối với mẹ bầu
Mẹ bầu khi hít khói thuốc thụ động
cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt
- Em bé sẽ
nhẹ cân khi được sinh ra do khói thuốc làm quá trình phát triển của bé ở
trong bụng mẹ chậm lại.
- Làm tăng
nguy cơ sinh non và em bé có vấn đề về sức khỏe.
- Khói thuốc
lá có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi và não của thai nhi,
làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh.
- Mẹ bầu hút
thuốc lá khi mang thai khiến trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc lá khi
còn quá nhỏ làm tăng nguy cơ bị đột tử đối với em bé.
1.4.
Những tác hại khác
Bên cạnh những tác hại của
thuốc lá nghiêm trọng đối với sức khỏe kể trên thì người hút thuốc lá
còn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
+ Vàng
răng.
+ Hơi
thở nặng mùi.
+ Dễ
mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc,
suy giảm thị lực,...
+ Hen
suyễn.
+ Loãng xương.
+ Đẩy
nhanh quá trình lão hóa.
+ Mãn
kinh sớm ở phụ nữ.
+ Rối loạn cương dương ở nam giới.
2. “Hút thuốc lá thụ động”
Tác hại của thuốc lá không chỉ đối
với người hút mà người hít phải khói thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng. Khói và
cả hơi thuốc lá đều là những tác nhân nguy hiểm đối với sức khỏe của con người,
nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người lớn tuổi.
Hút thuốc thụ động là một trong những nguyên nhân gây nên
hàng loạt các ca tử vong do bệnh tim và bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho
thấy, nguy cơ bị bệnh tim đối với người hít khói thuốc tại nhà hoặc ở văn phòng
làm việc cao hơn khoảng 25 - 30%.
Hút thuốc lá thụ động cũng là một
yếu tố làm tăng rủi ro mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, trẻ được sinh ra
từ mẹ bầu có hút thuốc sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn so với
mẹ bầu không hút thuốc.
3. Một số tác hại khác của thuốc lá
cho kinh tế - xã hội:
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe,
thói quen hút thuốc lá còn là nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiều vấn đề nguy hại
như hỏa hoạn hay làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Theo Fema, có rất nhiều
vụ cháy do hút thuốc lá xảy ra trong khoảng 7.600 tòa nhà ở Mỹ hàng năm. Những
vụ cháy này đã khiến 365 người tử vong, 925 ca thương tích và tổng thiệt hại
tài sản lên đến 326.000 USD mỗi năm.
Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn
làm giảm tác dụng của một loại thuốc điều trị, làm tăng chi phí và thời gian chữa
bệnh, gây lãng phí.
Chưa dừng lại ở đó, thói quen hút
thuốc lá còn gây nên nhiều tác hại về kinh tế như: Người hút phải chi ra một
khoản tiền khá lớn cho thuốc lá mỗi năm, tác động đối với thu nhập của cả gia
đình. Hơn nữa, người hút thuốc lá cũng phải bỏ thêm chi phí để chăm sóc sức khỏe
vì những vấn đề mà thuốc lá gây nên.
Bên cạnh đó, đất trồng cho cây
thuốc lá sẽ tăng lên khiến diện tích canh tác lương thực bị thu hẹp. Rác thuốc
lá cũng sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu đối với môi trường sống và khói thuốc có
khả năng làm ô nhiễm môi trường khiến nhiều người mắc bệnh thụ động.
Từ những thông tin được đề cập ở
trên có thể thấy rằng, hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe
mà còn có tác động lớn đối với xã hội và kinh tế. Chính vì vậy, việc thay đổi
thói quen hút thuốc sẽ giúp giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với mọi vấn đề
trong xã hội. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống một cách
hiệu quả hơn.
Trạm y tế phường Phú Tài